The greatest WordPress.com site in all the land!

Monthly Archives: Tháng Mười Hai 2010

NĂM 2010 LÀNG GIỀ TỪ ẢO THÀNH HIỆN THỰC

doanducthanh-KIẾN TRÚC VIỆT: Làng Giề đã thành hình từ cuối năm 2009, nhưng mãi đến hạ tuần tháng 1/2010 mới có blog riêng. Thời gian đầu quan hệ ảo với nhau: Chén rượu, cốc bia, ly cà phê ảo, bó hoa mừng nhau ảo, món ăn ảo, hình ảnh giới thiệu với nhau ảo, cả thế giới ảo… Thế rồi ngày 21-3-2010, triển lãm "Nhà và hoa" của HS cuongtuse và Hoàng Minh Hằng khai mạc tại gallery đường Hồ Tùng Mậu, QI, thành phố Hồ Chí Minh đã mở đầu cho một LG THỰC bằng một cái…"NHÉO",(xin nhớ từ NHÉO chỉ có trong LG, "Từ điển tiếng Việt" không có đâu nha)! thay bằng ôm bó hoa của LG tặng tác giả phòng tranh như mọi người đang làm. Không biết Kim Thúy "nhéo" vào đâu, nhéo như thế nào, khiến cuongtuse thảng thốt: "Nàng đến quay lưng lại nhưng thò ngược tay sang nhéo tôi một cái rõ là…. như một phản xạ tôi "hét" lên: Kim Thúy, bigsmile bigsmile bigsmile và chẳng có cảm thấy một sự lạ lẫm nào, lạ thật, vui hết biết".Cuộc gặp tiếp theo tại thành phố Hải Dương ngày 7-7-2010 khi Hương Đài cùng các bạn đi xuyên Bắc đã tranh thủ ghé qua. Tôi không được chứng kiến, nhưng nhìn hình ảnh và lời của họa sĩ Quang Huynh, Rằm và Hương Đài đã nói lên tất cả:
"Cuộc gặp mặt diễn ra đầy cảm động. Tự nguyện về ở và xây đắp Làng Giề…mà nay mới gặp mặt, bằng da, bằng thịt!…Thế mà cứ ngỡ mình đã xa nhau từ mấy chục năm !…

Tiếp tục đọc



CHÚC MỪNG ÔNG BẠN GIÀ NGUYỄN QUANG THÂN

doanducthanh-KIẾN TRÚC VIỆT: Tôi biết anh Nguyễn Quang Thân từ những năm cuối thập niên 1950 thế kỷ XX, học chung dưới mái trường Thủy lợi – Kiến trúc. Tác phẩm văn học của anh tôi được đọc đầu tiên là "Đêm An giê ri" đăng trên báo tường của Trường. Hình như bài này về sau đăng báo Nhân Văn, bài báo khiến anh không tốt nghiệp và phải chuyển đến Nhà máy Xi măng Hải Phòng lao động chân tay. Bẵng vài chục năm sau, tôi lại thấy tên anh xuất hiện, theo năm tháng anh thành "nhà văn tên tuổi lớn" với nhiều tác phẩm văn học có giá trị. Từ anh tôi quen bà xã của anh là nhà văn Dạ Ngân. Tôi cảm phục hai ông bà Nguyễn Quang Thân + Dạ Ngân, hai người thay nhau ẵm giải thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông Giải A lần 1 (1999-2001) với "Con ngựa Mãn Châu"; Bà "Gia đình bé non" giải của Hội Nhà văn 2006; Ông Giải A lần 3 (2006-2009) với "Hội thề".
Tôi quý ông, một con người rất yêu Hà Nội "Thương lắm Hồ Gươm"

http://vannghequandoi.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2804&Itemid=15.
Giờ đây, chuyển vào Sài Gòn cho gần quê bà xã. Chúc hai ông bà hạnh phúc và tiếp tục sáng tác những tác phẩm giá trị.* Hai vợ chồng nhà văn Nguyễn Quang Thân+Dạ Ngân.

Tiếp tục đọc


* Giảng viên và sinh viên Trường Mỹ thuật Đông Dương, thập niên 30, thế kỷ XX. Sv Nguyễn Văn Ninh hàng thứ 3, thứ 2, bên trái (áo đen) Ảnh tư liệu của gia đình KTS Nguyễn Văn Ninh. Đoàn Đức Thành sưu tầm.
SINH VIÊN KIẾN TRÚC TRƯỜNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG

ĐOÀN ĐỨC THÀNH

doanducthanh-KIẾN TRÚC VIỆT: NHÂN KỶ NIỆM 85 NĂM TRƯỜNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG (TIỀN THÂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM), TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU MỸ THUẬT CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM & VIỆN MỸ THUẬT RA SỐ ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM SỰ KIỆN NÀY (SỐ 3(35).9.2010). NGOÀI NHỮNG BÀI VIẾT VỀ ĐÀO TẠO HỌA SĨ CÒN CÓ BÀI VỀ SINH VIÊN KIẾN TRÚC THẾ HỆ ĐẦU TIÊN. DƯỚI ĐÂY LÀ BÀI CỦA ĐOÀN ĐỨC THÀNH.

Nền kiến trúc truyền thống Việt Nam đã để lại một kho di sản phong phú với những đền đài, cung điện, thành quách, nhà ở, đình chùa… nhờ bàn tay khéo léo của những nghệ nhân tài hoa. Các tác phẩm kiến trúc được hình thành từ những suy tư nghệ thuật, những kinh nghiệm tích lũy đời này qua đời khác. Đặc điểm bao quát của sáng tạo kiến trúc thời kỳ này là các công trình xây dựng trên cơ sở những ký hiệu trong cây thước tầm của bác thợ cả.
Kiến trúc mới Việt Nam tiếp thu phương pháp sáng tạo của nền kiến trúc hiện đại phương Tây, tức là kiến trúc có bản vẽ đã mở ra giai đoạn mới của kiến trúc Việt Nam với tư duy sáng tạo mới, phương pháp thiết kế mới và đã làm nên những tác phẩm kiến trúc mới. Gắn với sự hình thành nền kiến trúc mới Việt Nam là những kiến trúc sư được đào tạo theo phương pháp của phương Tây tại Trường Mỹ thuật Đông Dương.
* Cổng Trường Mỹ thuật Đông Dương trước năm 1945 (nhìn ra đường Lê Duẩn, Hà Nội ngày nay)
Tham vọng khai thác thuộc địa của thực dân Pháp không chỉ dừng ở việc bóc lột tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ mạt mà còn cả ở việc huy động nhân lực có học vấn, được đào tạo nghề nghiệp để phục vụ cho các bộ máy của chính quyền thực dân. Từ đó nền giáo dục phổ thông, dạy nghề, cao đẳng kỹ thuật… đã dần được triển khai. Nha học chính Đông Dương lập vào năm 1906 đã định ra ba bậc học cơ sở là ấu học (ở thôn xã), tiểu học (ở phủ huyện) và trung học (ở các tỉnh). Một số trường cao đẳng được thành lập và đến năm 1906 thì mở ra Trường Đại học Đông Dương. Nền văn hóa Pháp qua đó được chuyển hóa vào Việt Nam đã tạo nên sự tiếp xúc giữa văn hóa truyền thống nước ta với văn hóa hiện đại phương Tây. * Họa sĩ Victor Tardieu (1876-1937) Hiệu trưởng Trường Mỹ thuật Đông Dương từ năm 1925 đến năm 1937* KTS Ernest Hébrard và sinh viên kiến trúc Việt Nam. Ảnh: Đoàn Đức Thành sưu tầm.* Giảng viên và sinh viên Trường Mỹ thuật Đông Dương, thập niên 30, thế kỷ XX. Ảnh tư liệu gia đình KTS Nguyễn Ngọc Ngoạn. Ngô Huy Giao sưu tầm.* Giảng viên và sinh viên Trường Mỹ thuật Đông Dương, thập niên 30, thế kỷ XX. Sv Nguyễn Văn Ninh hàng đầu bên trái.Ảnh tư liệu gia đình KTS Nguyễn Văn Ninh. Đoàn Đức Thành sưu tầm.
Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây ở Việt Nam được thể hiện rõ nhất tại các đô thị, trước tiên là các đô thị lớn như Hà Nội và Sài Gòn. Tại đây, bên cạnh những cấu trúc đô thị truyền thống, những “khu phố Ta” đã thấy có những “khu phố Tây” với những cách thức về xây dựng đô thị của châu Âu đã được đưa vào Việt Nam. Tại những không gian đô thị mới này đã mọc lên những tòa nhà uy nghi của chính quyền thực dân như để chứng tỏ sự hiện diện của một thế lực đang áp đặt lên xã hội thuộc địa. Chính quyền thực dân đã cử những kiến trúc sư người Pháp có năng lực để thực hiện những công trình này, họ đã mang được nhiều nét tinh hoa văn hóa và kiến trúc Pháp đã rất phát triển tới những đô thị này. Vượt lên trên những mưu đồ bóc lột và nô dịch của Chủ nghĩa thực dân, nhiều kiến trúc sư người Pháp đã có những đóng góp đáng kể cho sư tiếp xúc và hòa hợp của hai nền văn hóa Đông – Tây với những kiến trúc có sự kết hợp những yếu tố của hai nền văn hóa.

Tiếp tục đọc


Bộ mái Mansard trong kiến trúc Hà Nội

Bộ mái Mansard trong kiến trúc thời kỳ Pháp thuộc
Sau khi bình định về cơ bản khu vực Đông Dương, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất kéo dài từ năm 1888 đến năm 1920. Trong thời kỳ này, người Pháp tập trung nỗ lực xây dựng, mở rộng thành phố Hà Nội nhằm biến nơi đây không chỉ là trung tâm chính trị – kinh tế của xứ Bắc Kỳ thuộc Pháp mà còn là thủ đô của toàn liên bang Đông Dương.* Dinh Thống sứ Bắc Kỳ

Tiếp tục đọc


Phong cách kiến trúc Đông Dương đầu tiên ở Hà Nội

Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nước Pháp cho tiến hành Chương trình khai thác thuộc địa Đông Dương lần thứ 2 với quy mô gấp nhiều lần giai đoạn trước đó. Chương trình này đã dẫn tới sự biến đổi mạnh mẽ nền kinh tế và xã hội ở Hà Nội nói riêng và toàn cõi Đông Dương nói chung.
Cùng với đó là sự biến đổi về mặt nhận thức của giới trí thức Pháp ở thuộc địa, họ đã nhận ra rằng việc áp đặt một cách đơn thuần những giá trị văn hoá chính quốc vào một sứ sở vốn đã có truyền thống văn hoá từ lâu đời là không chấp nhận được.
* Đại học Đông Dương. Mặt chính công trình (ảnh chụp đầu thế kỷ 20)

Tiếp tục đọc


10 kiến trúc nhà thờ độc nhất vô nhị

1. Nhà thờ Harajuku ở Nhật Bản – Nhà thờ của tương laiNhà thờ có kiểu dáng vô cùng đặc biệt này nằm ở Tokyo, Nhật Bản. Đây là sản phẩm của hãng thiết kế Ciel Rouge Creation vào năm 2005. Nhà thờ được tính toán thiết kế để mọi tiếng động đều vọng lại trong khoảng 2 giây. Điều này giúp tạo một cảm giác đặc biệt cho các tín đồ cũng như khách tham quan khi tới đây.

Tiếp tục đọc


Bốn khách sạn ở Việt Nam đã được vinh danh trong bảng xếp hạng 500 khách sạn hàng đầu thế giới.

(Tinthoitrang.net) Tạp chí Travel + Leisure (New York, Hoa Kỳ) số tháng 1/2011 đã vinh danh bốn khách sạn của Việt Nam gồm Sofitel Legend Metropole Hà Nội, Caravelle, Park Hyatt Sài Gòn và Hilton Opera trong bảng xếp hạng 500 khách sạn hàng đầu thế giới.* Khách sạn Metropole Hà Nội.
Cùng được xướng danh trong bảng xếp hạng, còn có 3 khách sạn tại Campuchia, 1 khách sạn tại Lào và 12 khách sạn tại Thái Lan. …

Tiếp tục đọc


10 khách sạn hàng đầu thế giới năm 2010

(Tamnhin.net)- Một khách sạn thương mại không phải chỉ cung cấp cho khách hàng một chiếc giường êm ấm là đủ, mà quan trọng, phải tạo cho du khách cảm giác tin cậy, được chăm sóc và hài lòng với những giá trị mà nó mang lại.

“Bình quân mỗi thương gia chỉ có khoảng vài tiếng nghỉ ngơi trong phòng khách sạn sau khi tỉnh giấc. Vậy làm thế nào để tận dụng triệt để khoảng thời gian ngắn ngủi giúp khách hàng tận hưởng tối đa giá trị của những dịch vụ của khách sạn, và thậm chí, sau khoảng thời gian vài tiếng ngắn ngủi đó, khách hàng vẫn cảm nhận được sự tận tình, chu đáo mà khách sạn dành cho họ, đây chính là vấn đề hóc búa nhất hiện nay đối với các khách sạn thương mại cao cấp”. Lời phát biểu súc tích của tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn khách sạn Peninsula trong “Diễn đàn quốc tế về kiến trúc khách sạn năm 2010” được tổ chức tại khách sạn The Peninsula Hotel (Thượng Hải) đã khiến tất cả các nhà đầu tư có mặt tại diễn đàn không khỏi đăm chiêu trước cụm từ “dịch vụ đậm tình người”.* Khách sạn The Peninsula (Thượng Hải)

Tiếp tục đọc


* Hai tấm ảnh lịch sử mà nhà báo De Ville (Pháp) đã sưu tầm và giữ suốt 64 năm qua (từ 1946) cùng hàng trăm ảnh tư liệu quý khác. Đầu năm rồi, ông trao tặng lại toàn bộ cho Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Nhân dịp Gặp mặt tưởng niệm 110 năm Hoàng Đạo Thuý -người yêu nước, Hội Khoa học Lịch sử VN đã tặng cho Trường Sĩ quan Lục quân 1 – đơn vị kế thừa truyền thống của Truờng Võ bị Trần Quốc Tuấn (15-4-1946) mà Cụ Thuý là Hiệu truởng đầu tiên.
1. Hồ Chủ tịch trao tặng lá cờ truyền thống "Trung với Nuớc, Hiếu với Dân" cho Truờng Võ bị Trần Quốc Tuấn. Hiệu truởng Hoàng Đạo Thuý (phải) đang tiếp nhận huấn thị của Hồ Chủ tịch.

Kỷ niệm 110 năm người thầy, Huynh trưởng Hướng đạo sinh Hòang Đạo Thuý

* Tượng chân dung cụ Hoàng Đạo Thúy, đúc đồng. Ảnh: Đoàn Đức Thành.
doanducthanh-KIẾN TRÚC VIỆT (bài và ảnh): Sáng nay, 23-12-2010, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Bộ tư lệnh binh chủng Thông tin, Trường sĩ quan lục quân I, Tạp chí Tia sáng đã phối hợp tổ chức "Gặp mặt tưởng niệm Hoàng Đạo Thúy – một người yêu nước". Đến dự có các nhà khoa học, đại diện các đơn vị quân đội, trên 10 hội viên Hướng đạo Việt Nam, cùng các con cháu chắt cụ Hoàng Đạo Thúy.
Hoàng Đạo Thúy sinh năm 1900 tại Hà Nội. Thuở nhỏ, học tại Trường Bưởi, sau đó làm giáo viên. Ông tìm hiểu về Hướng đạo của Liên đoàn Hướng đạo Pháp. Scoutisme là một phương pháp rồi trở thành phong trào tập hợp và giáo dục thanh thiếu niên trên thế giới. Sự ra đời gắn với huân tước Baden Powell, bắt đầu từ nước Anh rồi lan sang các nước khác. Ông Hoàng Đạo Thúy cho rằng đây có thể là một cách để chấn hưng và truyền bá phong hóa của người Việt Nam thời bấy giờ. Trong những năm 1927-1930, các đoàn Hướng đạo Việt Nam đầu tiên xuất hiện ở miền Bắc, hầu hết đều trực thuộc Hội Hướng đạo Pháp. Năm 1929, ông cùng một số bạn thành lập Hướng đạo Việt Nam nhằm giáo dục thiếu niên. Năm 1933, mang danh xưng là Hướng Đạo Sinh và chọn áo sơ mi màu củ nâu với quần cụt màu xanh nước biển làm đồng phục. Tổ chức và sinh hoạt theo mẫu Hướng đạo Pháp. Đến những năm 1940, Hội Hướng đạo Việt Nam có tổ chức rộng khắp Đông Dương. Năm 1943, ông bắt đầu hướng phong trào hướng đạo tham gia phong trào Việt Minh.
* Các Hướng đạo Việt Nam chụp ảnh chung với gia đình con cháu cụ Hoàng Đạo Thúy tại buổi Gặp mặt tưởng niệm. Ảnh: Đoàn Đức Thành.

Tiếp tục đọc


* 5 tác phẩm trong bộ sách "Nhà văn của em" đoạt giải thưởng Sách Hay của Hội Xuất bản Việt Nam
Bộ sách “Nhà văn của em”: Hỉểu thêm để yêu thêm
GIẢI THƯỞNG SÁCH VIỆT NAM NĂM 2010

(doanducthanh-KIẾN TRÚC VIỆT): Giải thưởng sách Việt Nam lần thứ 6 – năm 2010 đã được Hội Xuất bản Việt Nam công bố ngày 7 tháng 12 năm 2010 (CV số: 52 CV -HXBVN) và lễ trao giải đã được tổ chức vào sáng Chủ nhật ngày 19-12-2010 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, 19A Ngọc Hà, Hà Nội. Tổng số giải năm nay là 77 cuốn, bao gồm:
7 giải Vàng về Sách Hay:
1. Bộ sách Nhà văn của em (5 cuốn). Các tác giả Nguyễn Huy Thắng, Cao Đắc Điểm, Ngô Thị Thanh Lịch, Lê Thanh Nga, Trần Thị Hồng và Nguyễn Thị Nhã Nam thực hiện. Nhà xuất bản Kim Đồng, 2009.
2. Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho Thiếu Nhi (5 tập). Trần Hoài Dương tuyển chọn; nhiều tác giả Nhà xuất bản trẻ, 2009.
3. Chùa Việt Nam, in lần thứ 3. Tác giả: Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long. Biên tập Lê Văn Lan – Nguyễn Duy Chiếm. Bìa và trình bày Lê Văn Thao. Nhà xuất bản Thế giới, 2009. Cuốn Chùa Việt Nam cũng đạt giải vàng sách đẹp năm 2010.
4. Bí mật phía sau Nhục thân của các vị Thiền sư. Tác giả: Nguyễn Lân Cường. Biên tập: Nguyễn Duy Chiếm. Nhà xuất bản Thế giới, 2009.
5. Bộ bản đồ THCS: Lịch sử – Địa lý. Đồng chủ biên: Nguyễn Quý Thao, Nguyễn Trần Cầu, Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thế Hiệp, Nguyễn Thị Hồng Loan. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2009.
6. HIV/AID tổng hợp, cập nhật và hiện đại. GS.VS.BS Phạm Song. Nhà xuất bản Y học 2009.
7. Địa chất và tài nguyên Việt Nam. Đồng chủ biên: Trần Văn Trị, Vũ Khúc và các tác giả. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 2009.
Ngoài ra, còn có 8 giải Bạc, 15 giải Đồng và 7 giải Khuyến khích.
4 giải Vàng về Sách Đẹp:
1. Chùa Việt Nam in lần thứ 3.Tác giả: Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long. Họa sĩ bìa và trình bày Lê Văn Thao. Nhà xuất bản Thế giới, 2009. Nơi in: Công ty in Thương Mại – Thông tấn xã Việt Nam.
2. Bộ bản đồ Trung học cơ sở Địa lý – Lịch sử. Nhiều tác giả. Họa sĩ bìa: Nguyễn Ngô Tráng Kiện. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2009. Nơi in XN Bản đồ 1 Bộ Quốc phòng.
3. Tranh tượng Khỏa thân. Nhiều tác giả. Họa sĩ bìa: Nguyễn Hồng Thái, Lê Thánh Nhân. Nhà xuất bản Văn hóa TT. Nơi in : Công ty in Thương Mại – Thông tấn xã Việt Nam.
4. Chuyện ngày xưa – 100 cổ tích. Tác giả Tô Hoài. Họa sĩ bìa: Tạ Huy Long, Kim Điệp. Nhà xuất bản Kim Đồng. Nơi in: Công ty TNHH in và DVTM Phú Thịnh.
Ngoài ra còn 8 giải Bạc, 13 giải Đồng, 12 giải Khuyến khích và 3 giải Bìa đẹp. Đoàn Đức Thành vui mừng chia sẻ niềm vui với Nhà xuất bản Kim Đồng và tác giả Nguyễn Huy Thắng đã biên soạn và xuất bản bộ sách quý này. Cảm ơn tác giả đã cho đọc ngay sau khi những cuốn sách vừa in xong. Dưới đây là bài của Hoàng Lân giới thiệu về bộ sách quý này đăng trên HNMO

(HNMO) – Với việc giành 5 giải thưởng trong danh mục sách hay, sách đẹp Việt Nam 2010 của Hội xuất bản Việt Nam, trong đó “đáng nể” nhất là bộ sách “Nhà văn của em” đoạt giải vàng cho danh mục sách hay, NXB Kim Đồng đã khẳng định được một điều, rằng: Sách cho thiếu nhi đang được đầu tư thích đáng và có chiều sâu.

* Để trẻ em gần gũi văn học hơn
Giải thưởng sách hay, sách đẹp của Hội xuất bản được tổ chức hàng năm để tôn vinh công việc làm sách của các NXB. Năm nay, có 7 giải vàng cho danh mục sách hay, trong đó văn học dành cho thiếu nhi chiếm 2 giải. Một, là “Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi” của NXB Trẻ. Và hai, là bộ sách “Nhà văn của em” của NXB Kim Đồng do các tác giả Nguyễn Huy Thắng, Cao Đắc Điểm, Ngô Thị Thanh Lịch, Lê Thanh Nga, Trần Thị Hồng và Nguyễn Thị Nhã Nam thực hiện.
Bộ sách “Nhà văn của em” của NXB Kim Đồng được giải thưởng gồm 5 cuốn: “Nguyễn Huy Tưởng – Người viết sử bằng văn chương”, “Ngô Tất Tố – Nghề báo, nghiệp văn”, “Nguyên Hồng – Nhà văn của những người cùng khổ”, “Nam Cao – Nhà văn của những kiếp sống mòn”, “Hoài Thanh – Lấy hồn tôi để hiểu hồn người”
Ngay từ hình thức, bộ sách “Nhà văn của em” đã tạo cho người đọc một cách tiếp cận dễ hiểu, dễ nhớ. Mỗi một cuốn sách dày trên dưới 50 trang, với thiết kế bề ngoài theo một phong cách xuyên suốt. Bao giờ cũng là chân dung của nhà văn được đề cập đến và một hàng tít nêu bật đặc trưng sáng tác của nhà văn đó. Ví như Nguyễn Huy Tưởng được khái quát bằng câu “Người viết sử bằng văn chương”, Nguyên Hồng – “Nhà văn của những người cùng khổ”, Hoài Thanh – “Lấy hồn tôi để hiểu hồn người”…

* Cuốn sách "Nguyễn Huy Tưởng – Người viết sử bằng văn chương" do chính con trai nhà văn, ông Nguyễn Huy Thắng biên soạn
Lật giở từng trang sách, nội dung của mỗi cuốn sách trong bộ sách “Nhà văn của em” cũng đưa đến một cách tiếp cận có tính gợi mở để người đọc đến gần hơn với nhà văn. Vì đây là tác phẩm dành cho trẻ em nên những người làm sách chẳng ôm đồm đưa nhiều thông tin mang nặng tính học thuật như những cuốn chuyên khảo. Nội dung các cuốn trong bộ sách “Nhà văn của em” đơn thuần là những phần nói về quê hương, gia đình nhà văn, con đường đến với văn chương của mỗi người, các chặng đường sáng tác trải qua, các tác phẩm tiêu biểu, một số nét đặc trưng trong phong cách của mỗi tác giả…

Tiếp tục đọc



thaochaua

Smile! You’re at the best WordPress.com site ever

huongdailgblog

This WordPress.com site is the bee's knees

Tú_Yên's Blog

...Lâm râm...nguyện Chú Vô thường Hóa thân tro bụi cúng dường trần gian

kimthuynguyenlg

A fine WordPress.com site

hoatigon022

The greatest WordPress.com site in all the land!

khlaphnum

HANG CỌP

doanducthanhlg2014

The greatest WordPress.com site in all the land!

The Daily Post

The Art and Craft of Blogging

WordPress.com News

The latest news on WordPress.com and the WordPress community.