The greatest WordPress.com site in all the land!

Monthly Archives: Tháng Mười Một 2010

DANH SÁCH SINH VIÊN ĐƯỢC GIẢI THƯỞNG LOA THÀNH NĂM 2010: CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC – QUY HOẠCH

KIẾN TRÚC VIỆT: Giải thưởng Loa Thành là giải thưởng thường niên do Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Bộ Xây dựng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS HCM phối hợp tổ chức và luân phiên chủ trì. Lễ trao giải Loa Thành lần thứ 22 (năm 2010) đã được tổ chức sáng 27-11-2010 tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội.
Giải thưởng Loa Thành lần thứ 22 đã tiếp nhận 114 đồ án của sinh viên 15 trường trong số 41 trường ở khối chuyên ngành kiến trúc và quy hoạch, xây dựng dân dụng và công nghiệp, kinh tế xây dựng, giao thông. Các đồ án tốt nghiệp được xét theo 3 tiêu chí: Tính tổng hợp và hệ thống kiến thức; Tính sáng tạo có ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; Tính khả thi trong điều kiện Việt Nam.
Chất lượng các đồ án tương đối đồng đều nhưng ít có đồ án xuất sắc. Kết quả, Ban tổ chức đã chọn 73 đồ án Xuất sắc để trao giải, trong đó có 1 giải Nhất, 19 giải Nhì, 30 giải Ba và 23 giải Khuyến khích.
Về chuyên ngành kiến trúc – quy hoạch có 22 đồ án xuất sắc đoạt giải: 1 giải Nhất, 5 giải Nhì, 8 giải Ba, 8 giải Khuyến khích. Cụ thể như sau:* Đồ án giải Nhất: “Quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan tuyến Nguyễn Văn Linh – Cầu Rồng, TP Đà Nẵng” của sinh viên ĐẶNG XUÂN NAM, Trường đại học Duy Tân (Đà Nẵng).

Tiếp tục đọc


* Tam quan chùa Bái Đính lớn nhất Việt Nam và cặp sư tử cũng xa lạ nhất trong các chùa chiền Việt Nam. Ảnh: Đoàn Đức Thành.
CHÙA BÁI ĐÍNH MỚI: TO NHƯNG KHÔNG TINH

Bài và ảnh: Đoàn Đức Thành

Từ ngày xây chùa Bái Đính mới đến nay, lần này nữa (ngày 24-11-2010) là lần thứ tư tôi đến để chiêm ngưỡng và xem lại cảm nhận của mình có gì đổi thay sau những tháng năm từng bước hoàn thiện ngôi chùa lớn nhất đất Việt này.
Có lẽ ngoài việc thưởng thức những kỷ lục Việt Nam: Biết thế nào ngôi chùa có nhiều tượng nhất, tam quan lớn nhất, gác chuông và chuông đồng lớn nhất (chuông đồng nặng 36 tấn đồng), điện Quan Thế Âm Bồ Tát và pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát "Thiên thủ thiên nhãn" bằng đồng lớn nhất (nặng 80 tấn đồng), điện Pháp Chủ và pho tượng Phật Thích Ca Mầu Ni bằng đồng lớn nhất (nặng 100 tấn đồng), điện Tam Thế và ba pho tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất, sập thờ bằng gỗ lớn nhất, cửa võng hoành phi câu đối lớn nhất, đang xây tòa tháp Bồ Đề cao nhất. Nay mai còn gắn thêm nhiều kỷ lục nữa như: Tam quan chùa có cặp sư tử Tàu lớn nhất, diện tích khuôn viên ngôi chùa lớn nhất, khoảng cách các điện thờ cách nhau xa nhất, hành lang chùa dài nhất, chùa nhiều gian nhất, chùa nhiều cột nhất, chùa xây nhiều gỗ nhất, chùa có cột bê tông cao nhất, chùa có đường bê tông dài nhất, vv và vv… Có lẽ nhà xây dựng cho rằng Đức Thánh Nguyễn Minh Không (1066-1141) là người khổng lồ (như huyền thoại) nên đã làm ngôi chùa lớn để tương xứng với người ngài. Quả là ngôi chùa vượt xa mọi ngôi chùa ông cha ta đã dựng lên qua các thời đại. Con hơn cha đó là niềm kiêu hãnh nhất chứ sao?* Những kiến trúc sư lão thành lớp tôi (trên thất thập) trước gác chuông lớn nhất Việt Nam tại chùa Bái Đính.Ảnh: Đoàn Đức Thành.

Tiếp tục đọc


ĐẠI HỘI NHÀ VĂN HÀ NỘI LẦN THỨ XI

KIẾN TRÚC VIỆT: Trong hai ngày 22-11 và 23-11-2010, Hội Nhà Văn Hà Nội đã tiến hành Đại hội tại Hà Nội. Sau khi Hà Nội sáp nhập với Hà Tây, Hội Nhà Văn Hà Nội đã có số lượng 558 hội viên, trong đó có 221 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Đại hội đã nhất trí thông qua con số BCH là 11 người, nhưng chỉ có 6 người quá bán:
1. Phạm Xuân Nguyên – Chủ tịch
2. Dương Kiều Minh – Phó Chủ tịch
3. Nguyễn Sĩ Đại – Phó Chủ tịch
4. Bằng Việt
5. Bùi Việt Mỹ
6. Nguyễn Việt Chiến.

Tiếp tục đọc


Thẩm định ảnh không cần chuyên nghiệp?

Tác giả: Đắc Lộc

Nhiều năm qua, sau các cuộc thi ảnh dưới sự bảo trợ của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh VN-VAPA , thường có nhiều ý kiến "eo xèo" về chất lượng đối với ảnh đọat giải cao. Phải chăng vì Ban Giám khảo và Hội đồng nghệ thuật (HĐNT) của VAPA chưa thật sự chuyên nghiệp trong thẩm định ảnh?

Tiếp tục đọc


NHA TRANG, MŨI NÉ VÀO DANH SÁCH BÃI BIỂN TỆ NHẤT THẾ GIỚI

(THANH NIÊN) Tạp chí National Geographic của Mỹ vừa công bố xếp hạng 99 bãi biển trên thế giới (99 Coastal Destinations Rated). Theo đó, Nha Trang, Mũi Né rơi vào nhóm những bãi biển tệ nhất.

Bảng xếp hạng được thực hiện bởi Trung tâm Các địa điểm du lịch bền vững thuộc National Geographic Society. Trung tâm này đã tập hợp 340 chuyên gia, tiến hành chấm điểm các bờ biển đẹp nhất trên thế giới với nhiều tiêu chí. Kết quả được công bố trên tạp chí National Geographic Traveler số tháng 11-12/2010.[/B]

Tiếp tục đọc


Khen thì phổng mũi, chê thì…"đòi lại công bằng"!

Khánh Linh

(TuanVietnam.net) Cảm giác đầu tiên khi đọc thông tin Nha Trang bị bình chọn là một trong những thành phố biển (beach destinations) tồi nhất thế giới là… sốc. Sốc bởi bấy lâu nay đã quá quen với việc vịnh Nha Trang là một trong vài chục vịnh đẹp nhất thế giới rồi, dù có khi chẳng mấy ai biết những vịnh nào nằm cùng danh sách với Nha Trang, chẳng biết vịnh được công nhận đẹp nhất vì những tiêu chí gì.

Sốc vì cứ nghĩ đã được công nhận vịnh đẹp thế rồi, giờ chỉ cố mà khai thác tốt nhất để phục vụ kinh tế thôi, ai ngờ…

Tiếp tục đọc


* Hình ảnh Lễ hội cầu Long Biên Festival 2010. Ảnh: Đoàn Đức Thành.
Phóng sự ảnh Lễ hội cầu Long Biên Festival 2010

Bài và ảnh: Đoàn Đức Thành

Sáng nay, 20-11-2010, Lễ hội cầu Long Biên Festival 2010 với chủ đề “Cầu rồng kể chuyện Thăng Long – Hà Nội, Việt Nam Hòa bình – Hội nhập – Phát triển” đã khai mạc tại cầu Long Biên. Tại đây đã tái hiện các câu chuyện thần thoại, cổ tích, lịch sử Việt Nam qua các nhân vật tiêu biểu: Lạc Long Quân – Âu Cơ, Sơn Tinh – Thuỷ Tinh, Thánh Gióng, Thạch Sanh, Tấm Cám,…và đi bộ vì hoà bình,… Trên thành cầu Triển lãm các ảnh cầu Long Biên xưa và nay, tranh của các họa sĩ, thả chim hòa bình,…
Dưới đây là phóng sự ảnh chụp sáng nay.* Lạc Long Quân và Âu Cơ trong Lễ hội cầu Long Biên Festival 2010. Ảnh: Đoàn Đức Thành.* Khai mạc Lễ hội cầu Long Biên Festival 2010. Ảnh: Đoàn Đức Thành.

Tiếp tục đọc



Ông Sáu Dân với Biểu tượng Thống Nhất Tổ quốc

Tác giả: PHẠM VĂN HẠNG

Câu chuyện về biểu tượng Thống Nhất giữa lòng Sài Gòn – TP.HCM, tâm huyết của nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng cũng là những suy tư của ông Sáu Dân về quá trình hòa hợp, hòa giải đất nước sau chiến tranh.

LTS: Ngày sinh của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt 23/11 là dịp để nhớ về ông, nhớ về một nhân cách lớn của dân tộc. Bài viết của nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng là những mẩu kỉ niệm nhỏ của ông với ông Sáu Dân, người dành nhiều trăn trở với sự nghiệp hòa hợp và hòa giải dân tộc sau chiến tranh.
Có lẽ câu chuyện xây dựng Tượng đài Chiến thắng hay Biểu tượng Thống Nhất tổ quốc và sự ủng hộ của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt chính là minh chứng sống động nhất của tư duy Sáu Dân về hòa hợp, hòa giải dân tộc.

Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
* Phác thảo Biểu tượng Thống Nhất Tổ quốc của Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng.
* Vợ chồng nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng. Ảnh: Đoàn Đức Thành.

Tiếp tục đọc


* Ảnh: Internet.
Hội Gióng được công nhận là di sản thế giới

(TT&VH) – Tối 16/11 (giờ Việt Nam), tại TP Nairobi (thủ đô của Kenya), trong kỳ họp thứ 5 của Ủy ban Liên chính phủ theo Công ước năm 2003 của UNESCO, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Như vậy, trong năm 2010, đây là di sản thứ 3 của TP. Hà Nội được UNESCO vinh danh (cùng với 82 Bia tiến sĩ ở Văn miếu – Quốc Tử Giám được công nhận là Di sản Tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới; Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được công nhận là Di sản văn hóa thế giới).

Tiếp tục đọc


* Chùa Tứ Kỳ, Hà Nội.

TÌM HIỂU VỀ LÊN ĐỒNG

Bài và ảnh: Đoàn Đức Thành

Tôi lên bốn lên năm đã được cha dạy chữ nho trước khi học chữ quốc ngữ. Năm sáu tuổi đã theo cha đi cúng, hát văn, lên đồng ở các đền, phủ. tôi chỉ biết gõ trống đúng nhịp đàn nhịp sáo, thời gian đầu còn sai nhưng sau vài tháng thì nhập tâm, tôi gõ trống chuẩn như một cái máy.
Ấn tượng sâu sắc nhất đến nay tôi vẫn nhớ, cha tôi là thầy cúng cũng là cung văn, hát văn rất hay. Cha tôi còn lên đồng, lần nào lên đồng cũng làm tôi hoảng sợ, thường thì thắt những dải lụa vào cổ, hai đầu có người kéo căng, mặt đỏ gay, má phồng lên đáng sợ, nhưng cha tôi vẫn múa đao, múa kiếm, vẫn dậm chân thình thịch, thế mà không sao. Tôi nhớ, có những lần lên đồng, cha tôi xiên lình, một thanh sắt có đầu nhọn dài cán xiên thủng má, tại lỗ thủng còn cắm một bông hoa hồng, một người giữ cán cái xiên đó cho ngang bằng, cứ thế hai người chạy từ đền đến giữa phố Trùng Khánh (Cao Bằng), ai trông cũng lạy. Cha tôi còn giỏi đi chân đất lên rãnh than hồng mà không sao. Ấy vậy mà khi cách mạng tháng Tám thành công, thực hiện chính sách bài trừ mê tín dị đoan, cha tôi chuyển sang nghề cắt tóc, lại hoạt động cách mạng, bỏ hẳn nghề cúng bái từ đó.
* Giá Chúa Thác Bờ.* Giá Chúa Thác Bờ.

Tiếp tục đọc



thaochaua

Smile! You’re at the best WordPress.com site ever

huongdailgblog

This WordPress.com site is the bee's knees

Tú_Yên's Blog

...Lâm râm...nguyện Chú Vô thường Hóa thân tro bụi cúng dường trần gian

kimthuynguyenlg

A fine WordPress.com site

hoatigon022

The greatest WordPress.com site in all the land!

khlaphnum

HANG CỌP

doanducthanhlg2014

The greatest WordPress.com site in all the land!

The Daily Post

The Art and Craft of Blogging

WordPress.com News

The latest news on WordPress.com and the WordPress community.