The greatest WordPress.com site in all the land!

Monthly Archives: Tháng Tư 2010

KIẾN TRÚC VIỆT 24H NGÀY 30-4-2010

Theo bảng xếp hạng của my.opera thì 24h ngày 31-12-2009 blog KIẾN TRÚC VIỆT xếp thứ 384 (trang13) trong top 500 blog đầu (17 trang, mỗi trang 30 blog). Sau một tháng, 24h ngày 31-1-2010, KIẾN TRÚC VIỆT đã vươn lên 77 thứ hạng, xếp thứ 307 (trang 11). Đến 24h ngày 17-3-2010, KIẾN TRÚC VIỆT đã lên được…8 thứ hạng, xếp thứ 299 (trang 10). Hôm nay, 24h ngày 30-4-2010, sau hơn một tháng lên được 29 thứ hạng, xếp thứ 270 (trang 9 nhưng ở số cuối cùng). Nếu tính từ đầu năm thì 4 tháng qua vượt lên 114 thứ hạng, được đấy chứ?
Thế là một lần nữa tôi lại nở nụ cười mãn nguyện vào ngày cuối tháng 4 này.
Hà Nội 0h ngày 30-4-2010.

Xin mời các bạn click vào đường link dưới đây xem bảng xếp hạng nhé:
http://my.opera.com/community/blogs/index.dml?&abc=&page=9&skip=240&show=vis&perscreen=30

Tiếp tục đọc


30-4-1975, Tổng thống Dương Văn Minh và kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái

KIẾN TRÚC VIỆT: Đã gần 20 năm, tôi (KTS Đoàn Đức Thành) quen biết KTS Nguyễn Hữu Thái. Anh là cộng tác viên nhiệt tình của Tạp chí Kiến trúc (Hội Kiến trúc sư Việt Nam), tôi là Phó Tổng biên tập Tạp chí này, thường xuyên trực tiếp quan hệ về bài vở với anh. Bẵng đi mấy năm, anh sang Canada sinh sống. Sang thế kỷ này anh trở lại định cư ở thành phố Hồ Chí Minh. Hai năm trước anh tặng tôi bài viết này và một đĩa hình giới thiệu kiến trúc Dinh Độc Lập, cùng hai đĩa nhạc của con trai anh – KTS Nguyễn Hữu Thái Hòa (Giám đốc chất lượng quản lý hơn 40 nhà máy của Công ty Schneider Electric tại châu Á – Thái Bình Dương – VT1 chương trình Người đương thời, 2007, đã giới thiệu) thể hiện những bài hát của Trịnh Công Sơn, nhờ anh chuyển cho tôi.
Ngày mai, 30-4-2010, miền Nam giải phóng 35 năm, KIẾN TRÚC VIỆT trân trong giới thiệu bài viết của KTS Nguyễn Hữu Thái, anh là người giới thiệu lời đầu hàng của Đại tướng Dương Văn Minh Tổng thống cuối cùng Việt Nam Cộng hòa tại Đài phát thanh Sài Gòn vào trưa ngày 30-4-1975. Anh nguyên là Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1963-1964) từng có nhiều dịp tiếp xúc với tướng Minh và cũng là một nhân chứng trong ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

* Tướng Dương Văn Minh chuẩn bị tuyên bố đầu hàng
tại Đài phát thanh Sài Gòn trưa ngày 30-4-1975, KTS Nguyễn Hữu Thái, thứ 2 (cầm tập giấy) kể từ phải
Ảnh: Nhà báo Kỳ Nhân, phóng viên ảnh Hãng thông tấn AP Mỹ.

Bản thân tôi đã từng gặp gỡ tướng Dương Văn Minh vào nhiều thời điểm và tình huống lịch sử khác nhau trong những năm 1950-1970 của thế kỷ trước. Thời học sinh, năm 1955, lần đầu tôi nhìn thấy ông như người hùng diệt Bình Xuyên. Năm 1963 làm Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, tôi có dịp tiếp cận nhiều lần với Trung tướng Dương Văn Minh, Chủ tịch “Hội đồng Quân nhân Cách mạng” lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Năm 1971, tôi ra tranh cử Quốc hội Việt Nam Cộng hòa dưới chiêu bài hòa bình hòa giải dân tộc trong nhóm Dương Văn Minh. Vào ngày lịch sử 30-4-1975, chính tôi là người giới thiệu lời đầu hàng của Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng hòa trên Đài phát thanh Sài Gòn.* KTS Đoàn Đức Thành và KTS Nguyễn Hữu Thái (từ trái sang phải).

Tiếp tục đọc


HÔM NAY 27-4 LÀ NGÀY KIẾN TRÚC SƯ VIỆT NAM

KIẾN TRÚC VIỆT: Vừa tròn 3 năm, Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã thực hiện lấy ngày 27-4 hàng năm làm ngày Kiến trúc sư Việt Nam. Có được ngày này là do đóng góp một phần của KTS Đoàn Đức Thành đã căn cứ vào Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Hội nghị Kiến trúc sư tháng 4 năm 1948, KTS đã dành thời gian dài nghiên cứu, tìm hiểu báo chí xuất bản năm 1948, gặp gỡ các kiến trúc sư thế hệ đầu tiên đã dự Hội nghị ngày thành lập Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam tại làng Thản Sơn, xã Liễn Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Qua đó, kỳ họp lần thứ 3 Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư Việt Nam khóa VII đã có Quyết định lấy Ngày 27-4 là Ngày Kiến trúc sư Việt Nam.
Dưới đây là Thông báo và Quyết định của Hội Kiến trúc sư Việt Nam và Ý kiến đề nghị của KTS Đoàn Đức Thành về lấy ngày 27-4 làm ngày Kiến trúc sư Việt Nam.

Tiếp tục đọc


THƯ CỦA ĐẠI HỘI KIẾN TRÚC SƯ VIỆT NAM LẦN THỨ VIII
GỬI KIẾN TRÚC SƯ CẢ NƯỚC

* KTS Nguyễn Tấn Vạn tái đắc cử Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam khóa VIII.
Ảnh: Đoàn Đức Thành.

doanducthanh-KIẾN TRÚC VIỆT:
"Anh Chị em kiến trúc sư thân mến!
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Hội Kiến trúc sư Việt Nam được tổ chức từ ngày 22 tháng 4 đến ngày 24 tháng 4 năm 2010 tại Hà Nội.
Vào những ngày này 62 năm về trước (tháng 4 năm 1948), tại Việt Bắc, thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã diễn ra Hội nghị thành lập Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam – tiền thân của Hội Kiến trúc sư Việt Nam ngày nay. …

Tiếp tục đọc


ĐẠI HỘI KIẾN TRÚC SƯ VIỆT NAM LẦN THỨ VIII THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP

KIẾN TRÚC VIỆT (bài và ảnh): Sáng 22-4-2010, tại Cung Văn hóa Hữu nghị (Hà Nội) đã diến ra Lễ khai mạc Đại hội Kiến trúc sư Việt Nam lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2010-2015).
Đại hội Kiến trúc sư Việt Nam lần thứ VIII diễn ra vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Hội – Ngày 27-4-1948 Bác Hồ đã gửi thư cho các kiến trúc sư ở Đại hội thành lập ở làng Thản Sơn, xã Liễn Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Yên; và ngày 27-4 được chọn là Ngày Kiến trúc Việt Nam
.* Đồng chí Tô Huy Rứa tặng Hội Kiến trúc sư Việt Nam bức trướng của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Ảnh: Đoàn Đức Thành.* Ra mắt Ban Thường vụ Hội Kiến trúc sư Việt Nam khóa VIII. Ảnh: Đoàn Đức Thành.

Tiếp tục đọc


KIẾN TRÚC ĐỀN HÙNG XƯA VÀ NAY

KIẾN TRÚC VIỆT: Tương truyền vào thời Hùng Vương, tại nơi đây, các vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng cầu tế trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Các đời sau đã lập đền ở trên núi Hùng. Quần thể di tích đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Cả còn gọi là núi Nghĩa Lĩnh, cao 175 mét, thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10km. Khu vực đền Hùng ngày nay nằm trong địa phận của kinh đô Phong Châu của quốc gia Văn Lang cổ xưa. Các công trình kiến trúc cổ xưa bắt đầu được xây dựng từ năm 980, dưới thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì.
Các công trình kiến trúc còn lại đến nay như Cổng chính, đền Hạ, chùa Thiên Quang, đền Trung, đền Thượng, Lăng Hùng Vương và đền Giếng được xây dựng từ thời Hậu Lê đến thời Nguyễn đầu thế kỷ XX.* Từ trái sang phải: Các KTS Đoàn Đức Thành, nguyên UV Ban Chấp hành, Hội Kiến trúc sư VN; Cao Xuân Hưởng, Nguyễn Trực Luyện, nguyên Phó Chủ tịch và Chủ tịch Hội Kiến trúc sư VN; Lê Văn Nội, UV Ban Chấp hành, Hội KTS Thanh Hóa trước Gác chuông đền Hùng.

Tiếp tục đọc


Bí mật của cuộc-đời-buổi-sáng

A SÁNG

Không hiểu sao tôi vẫn nhớ mãi những buổi sáng tháng Mười ở bản tôi. Đó là những giây phút kỳ diệu! Sương mù phủ kín cánh đồng, dòng Quây Sơn ngủ vùi trong làn khói trắng, những hạt sương lung linh như ngọc nhảy nhót cùng làn gió nhẹ… Tất cả những hình ảnh đó đã ăn sâu vào tâm trí tôi. Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa thấy bình minh nào đẹp hơn. Chỉ có thể ưỡn ngực hít thật sâu cái không khí thanh sạch ấy. Sự thanh sạch ngấm vào cơ thể, lan toả khắp nơi, tinh thần sảng khoái, gân cốt giãn ra, mạch máu lưu thông… Tôi nghĩ, nếu cứ sống như thế, ắt hẳn một ngày sẽ biến thành tiên. …

Tiếp tục đọc


Nhà thơ Y Phương: Ngược ngàn gió nổi

Di Linh

Có thể sẽ là rất mâu thuẫn, khi hành trình của một cậu bé người Tày rời làng Hiếu Lễ ra đi, vào bộ đội xuôi Nam ngược Bắc, từ trường làng ra cổng trường đại học, rồi rời xa con suối, mái nhà, góc núi, cây cầu ván gỗ bắc vào bản…, rồi xuống núi. Trong khi đó, nỗi nhớ quê hương, tình yêu bản làng của anh cứ day dứt mãi trong từng trang thơ. Những địa danh, những tên gọi, những gương mặt người… đều thân quen đấy, mà xa xôi đấy. Rồi, người Tày ấy, mỗi khi về đêm lại cô độc trong nỗi nhớ của mình, cô đơn giữa phố phường tấp nập…

Tiếp tục đọc


Hội tung còn làng tôi

Y Phương

Nếu ai đó cho rằng tung còn là một môn thể thao dân tộc xem ra cũng phải. Vì ngoài biểu diễn cái tài cái khéo của các chàng trai cô gái, phải nói đến sức khỏe người chơi. Không có sức khỏe khó lòng mà tung hứng cả buổi giữa trời mưa tuyết. Khi tung, hai chân phải đứng bằng vai và ở tư thế trung bình tấn. Còn cánh tay thuận thì phải túm lấy đuôi còn và quay thật nhanh để lấy đà. Người nào khỏe, tai chỉ nghe tiếng vun vút mà mắt không nhìn thấy quả còn. Người nào yếu chân ốm tay, nó chỉ vo ve một lúc rồi quả còn rơi đánh bụp bên chân cột cây mai vàng. Làm cho làng cười khô cả nước miếng. …

Tiếp tục đọc


Y Phương và những đoá hoa tháng giêng kiệt sức

Di Linh

“Con là con trai của mẹ
Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ…”.
Không biết, những độc giả đã từng đọc thơ Y Phương, biết đến Y Phương qua bài thơ “Tên làng” – bài thơ ghi dấu một sự nghiệp thơ ca của một người Tày “mang thơ xuống núi”, mang cả cái làng Hiếu Lễ vào thơ ca, mang cả cái làng nghèo vật chất nhưng không nghèo tình cảm, như một hành trang sống của mình, trên từng dặm dài đất nước…, đã một lần đến cái làng Hiếu Lễ? …

Tiếp tục đọc



thaochaua

Smile! You’re at the best WordPress.com site ever

huongdailgblog

This WordPress.com site is the bee's knees

Tú_Yên's Blog

...Lâm râm...nguyện Chú Vô thường Hóa thân tro bụi cúng dường trần gian

kimthuynguyenlg

A fine WordPress.com site

hoatigon022

The greatest WordPress.com site in all the land!

khlaphnum

HANG CỌP

doanducthanhlg2014

The greatest WordPress.com site in all the land!

The Daily Post

The Art and Craft of Blogging

WordPress.com News

The latest news on WordPress.com and the WordPress community.