The greatest WordPress.com site in all the land!

Monthly Archives: Tháng Ba 2010

BA BỨC THƯ TÌNH HAY NHẤT THẾ KỶ – 1, Thư bồ Nhí gửi bà Vợ:

KIẾN TRÚC VIỆT: KTS VÕ THÀNH LÂN VỪA GỬI CHO TÔI "BA BỨC THƯ TÌNH HAY NHẤT THẾ KỶ". TÔI VÀO GOOGLE THÌ CHƯA THẤY BÀI NÀY ĐĂNG Ở ĐÂU. KHÔNG BIẾT CÓ HAY NHƯ TIÊU ĐỀ CỦA BÀI VIẾT KHÔNG, MÀ CŨNG KHÔNG BIẾT XUẤT XỨ BÀI VIẾT TỪ ĐÂU. THÔI THÌ XIN GIỚI THIỆU RA ĐÂY MONG CÓ ĐƯỢC THÊM NỤ CƯỜI TỦM TỈM NÀO KHÔNG? :p :p :p :p :p MỘT NỤ CƯỜI BẰNG MƯỜI THANG THUỐC MÀ!
Thưa bà,
Dù chúng ta có vô cùng xung khắc, chúng ta vẫn phải nhất trí một điểm: chồng bà là đàn ông. Mà đàn ông thì sao? Ðàn ông thì ham thích nhiều thứ. Ham thích đến mãnh liệt. Và, bà đừng dấu em, bà hãy công nhận rằng, phụ nữ chúng ta yêu đàn ông vì họ ham thích và biết cách thực hiện nó (chúng ta cũng ham thích nhưng thực hiện chủ yếu bằng cách mua nó). Ông thì thích máy móc, ông thi thích kiến trúc, ông thích vật lý và hóa học, ông dại hơn một chút thích thơ văn. Toàn những ham thích có lợi cho xã hội.
Nhưng đàn ông không chỉ ham thích một thứ. Nếu gà chỉ thích giun, bò chỉ thích cỏ tươi hay thỏ chỉ thích củ cải thì đàn ông lại thích đa dạng. Chuyện ấy trong đá bóng, trong ẩm thực, trong bia bọt không sao, nhưng trong vấn đề phụ nữ, tính đa dạng của nó làm cuộc sống thêm rắc rối.
(Xin mời xem tiếp trang sau) …

Tiếp tục đọc


THƯ GỬI BẠN CHĂN TRÂU MỘT THUỞ

Y PHƯƠNG

Chính ơi!
Chúng mình xa quê hương Co Xàu vừa tròn bốn mươi năm, hai tháng, mười sáu ngày. Bạn và tôi đều cùng nhuốm mày râu sương móc. Tóc trên đầu mỗi ngày mỗi thu. Mắt mỗi ngày mỗi đông. Trán mỗi ngày mỗi hạ. Đôi chân đi lẹt xẹt như hai que rang lạc, không còn rắn chắc như cột đá thề ngày nào nữa. Có phải chúng mình đang dịch dần về phía trời loang loáng màu cam chín rộ, nơi có những hàng cây bồ đề rung rinh lá như chào hỏi.

Tự nhiên, hôm nay tôi lại nhớ đến cái thuở chăn trâu cắt cỏ ở trong thung lũng Phà Làng. Nỗi nhớ hiện lên như một đoạn phim, hình ảnh bơi đi cực chậm. Đây rồi. Thung lũng Phà Làng nằm lọt thỏm trong vòng quây núi đá vôi. Nơi mà người làng mình trồng bạt ngàn khoai lang tím. Giây khoai lang bò chơi chơi như bầy trẻ trâu. Hễ có đứa nào ngóc đầu lên là bị lộ. Ê thằng Hính thằng Ỏi mày trốn ở đằng gốc đá kia. Thằng Ón thằng Xành, chúng mày đừng chui trong bụi nữa, tao đã nhìn thấy hết. Pằng pằng pằng pằng …thằng In ngoẻo rồi còn cười được á. Tiếng súng mồm nổ dồn dính va vào thành vách đá. Nổ giòn tan .Nổ trắng tóa lóa. Nổ thơm múi cam sành. Nổ thơm múi bưởi xanh. Tiếng nổ pằng pằng, làm cái sướng bay vút lên như đôi cánh con chim én. Núi rừng đang ngút ngứt ngủ say, bỗng chốc phải bừng tỉnh giấc, vì chúng mình mải mê đùa nghịch. Nhưng núi cũng kịp mở mắt rồi. Núi ôm ròa lấy khăn bông mây mà lau mặt. Núi rừng cười nghiêng nghiêng ngất ngất. Râu tóc núi mượt xanh, dù chẳng bao giờ “ngài” cầm lược mà chải. Núi chỉ hất ngược lên một cái, râu tóc lại nằm đâu nguyên nếp đấy.
(Xin mời xem tiếp trang sau): …

Tiếp tục đọc


HƯƠNG DÃ QUỲ

HOÀI GIANG

Lần đầu tôi lên cao nguyên. Cái cảm giác lâng lâng khó tả cứ đan trong tôi. Người ta bảo ở Đà Lạt một ngày có tới bốn mùa, sáng xuân, trưa hạ, chiều thu và tối là mùa đông, quả đúng không sai.
Tôi lững thững đi. Hai bên đường mọc đầy cây Dã Quỳ. Mùa này hoa Dã Quỳ đang mùa nở rộ. Cái màu vàng tươi của hoa cùng với mùi hôi hôi hăng hắc từ thân cây tỏa ra làm tôi nhớ về Cô Sầu. Cô Sầu, cái phố huyện nhỏ tẹo ở vùng giáp biên phía bắc, nơi tôi sinh ra và lớn lên cũng tràn ngập cây dã quỳ như ở đây. Ngày ấy lũ học sinh chúng tôi thường lấy cây Dã Quỳ về ủ làm phân xanh để trồng cây trong vườn trường. Cái mùi hôi hôi hăng hắc thường làm cho tụi con gái sợ chết khiếp, cứ phải lấy khăn bịt kín mũi, kín mồm. Ấy vậy mà Lìn – cô bé xinh nhất lớp tôi lại tấm tác khen thơm. Lìn không sợ cái mùi khó chịu của cây Dã Quỳ. Em vẫn thường hái hoa về cắm lọ. Em cười bảo chúng tôi:
– Mỗi loại cây đều có tiếng nói riêng của nó. Cái mầu vàng này nhiều loài hoa khác cũng có. Nhưng chẳng có loài cây nào có được mùi hương thơm thế này. Đấy chính là tiếng nói riêng của hoa Dã Quỳ. Nếu mình đừng sợ thì sẽ thấy nó đáng yêu biết bao nhiêu… – Em hít hà cái mùi hôi hôi hăng hắc ấy, làm lũ chúng tôi bái phục.
(Xin mời xem tiếp trang sau): …

Tiếp tục đọc


BÂY GIỜ EM Ở ĐÂU ?

HOÀI GIANG

Thắp một tuần nhang gửi người đã khuất

* Liệt sĩ Đoàn Đức Trung.

Tôi về thăm lại Cô Sầu, cái phố huyện nhỏ tẹo ở tỉnh biên giới xa xôi. Thăm lại rừng dẻ, nơi tập trung tân binh lên đường đi đánh giặc. Rừng dẻ cách phố huyện Cô Sầu chừng năm cây số đường mòn. Ngày ấy, cả cánh rừng dẻ là một màu xanh ngút mắt, đủ chỗ cho sư đoàn bộ binh đóng quân. Từng đàn sóc có những cái đuôi bông sặc sỡ thi nhau chạy nhẩy trên các vòm lá. Những chùm quả dẻ to như nắm tay trẻ con, lởm chởm những chiếc gai nhọn hoắt đung đưa trên cành. Cánh rừng giờ đây chỉ còn lại thưa thớt vài gốc cây dẻ già, khẳng khiu, trụi lá. Tìm lại nơi đại đội tôi đã tập trung ngày ấy, dưới tán lá những cây dẻ già có lớp vỏ sần sùi, khô ráp. Tôi thấy bồi hồi… bên tôi bỗng vẳng nghe tiếng gió thổi, rồi cả tiếng rừng cây xao động. Tiếng những hạt dẻ già già tách vỏ rơi xuống đám lá khô lộp bộp như mưa rào. Tiếng hô tập trung quân của các cán bộ trung đội nghe đanh gọn. Những người lính trẻ chạy vội vàng… Một khuôn mặt trẻ măng lướt qua trước mặt tôi… Trung… đúng rồi, tôi nhận ngay ra em, cái hàm răng trắng bóng đều tăm tắp, cặp mắt sáng hơi xếch. Em cười cười nhìn tôi. Tôi gọi:
Trung ơi! em đấy ư?
Em không nói gì. Em hòa vào trong đoàn quân, lẫn vào màu lá rừng xanh thẫm. Tôi bừng tỉnh. Trước mặt tôi chỉ còn lại cây dẻ già khẳng khiu trụi lá khẽ lay động…
(Xin mời xem tiếp trang sau): …

Tiếp tục đọc



ĐOÀN ĐỨC CHÍNH – HAM VIẾT VÀ CHỤP ẢNH

Bút danh: HOÀI GIANG
Tuổi Canh Dần.
Dân Co Sàu.
Học sinh Trường cấp 1-2-3 Trùng Khánh, Cao Bằng.
Vào lính Thiết giáp năm 1972.
Tốt nghiệp Đaị học Xây dựng.
Hội viên Hội Văn học – Nghệ thuật Quảng Ninh.
Tác phẩm văn học: Tập truyện "Đảo Gió", Nhà xuất bản Lao Động, 2006.

CUỘC SĂN CUỐI CÙNG

HOÀI GIANG

Ngày ấy đã lâu lắm rồi, cả bản Pò Mươi xôn xao vì lão Triệu đi săn lại chịu về tay không. Người ta càng kinh ngạc hơn khi thấy lão vác trên vai khẩu súng kip bị đập nát cả báng, nòng súng bị bẻ cong như cánh cung. Cái mặt lão nghệt ra, chảy dài xuống và xám ngoét. Ai hỏi gì lão cũng không nói. Vợ lão Triệu khóc sụt sùi kể với mấy bà bạn cùng đi nương rằng:
– Ông ấy không ăn, không ngủ, không nói lấy một lời.
Mấy bà bạn chỉ biết gật đầu nhìn bạn mà im lặng. Cái im lặng của những người vợ quanh năm chỉ biết tần tảo với việc nương, việc rẫy, với con lợn, con gà. Cái im lặng của người phụ nữ Tày chỉ biết trọn đời phụng thờ con ma nhà chồng, cặm cụi việc nhà, không bao giờ dám hỏi lại những điều chồng con không muốn nói.
(Xin mời xem tiếp trang sau): …

Tiếp tục đọc


RẤT KHẨN CẤP – NÊN CẦN THẬN
THÀ AN TOÀN HƠN LÀ ÂN HẬN

KIẾN TRÚC VIỆT: XIN HÃY THÔNG BÁO VỚI MỌI NGƯỜI
Người ta đang gởi đi các Email với hình Osama Bin Laden bị treo cổ;
ngay khi bạn mở những email này compurer của bạn sẽ bị phá hỏng và bạn
không thể sửa chữa được.
Nếu bạn nhận được một email nói Osama Bin Laden đã bị bắt hay Osama
đã bị treo cổ thì đừng mở file đính kèm …

Tiếp tục đọc


Triển lãm tranh Hoa & Nhà của 2 họa sĩ Hoàng Minh Hằng và Nguyễn Thế Cường

KIẾN TRÚC VIỆT: Ngày 21-3-2010, tại Gallery Tự Do 53 đường Hồ Tùng Mậu, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh đã khai mạc Triển lãm tranh Hoa & Nhà của họa sĩ Nguyễn Thế Cường và nữ họa sĩ Hoàng Minh Hằng. Triển lãm sẽ kéo dài đến hết ngày 31-3.
* Từ trái sang phải: HS Phạm Đỗ Đồng, Phó Chủ tịch Hội Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh đọc diễn văn khai mạc; chị Hà, chủ gallery; HS Nguyễn Thế Cường, HS Hoàng Minh Hằng.
Họa sĩ Nguyễn Thế Cường (Cường Tuse)
học Trường đại học Mỹ thuật Hà Nội, sau khi tốt nghiệp anh đã vào sống ở thành phố Hồ Chí Minh, anh là thành viên của blog Làng Giề. Tại triển lãm lần thứ 2 này (lần đầu năm 2002) anh đã trưng bày 11 bức tranh với chủ đề "Nhà", cũng như Triển lãm "Màu nhiệt đới" trước đây, tác phẩm của anh thể hiện bằng chất liệu bột màu. …

Tiếp tục đọc


Đỗ Trung Kiên giành giải thưởng Kiến trúc Quốc tế AAC lần thứ 3

KIẾN TRÚC VIỆT
: Học viện kiến trúc cao cấp của Catalonia (Tây Ban Nha) và hãng máy tính HP đã phối hợp tổ chức cuộc thi kiến trúc Advanced Architecture Contest (AAC) lần thứ 3 với tiêu đề “ Thành phố tự cung tự cấp – Tầm nhìn về nhà ở tương lai – Phát triển, tái chế thành phố trong tương lai.
Cuộc thi lần này diễn ra trùng với lễ kỷ niệm 150 năm ngày kỹ sư Ildefons Cerdà soạn thảo công trình Eixample Plan. Đây được coi là một trong những mô hình đô thị hiện đại đầu tiên tại Barcelona có ảnh hưởng lớn đến quy hoạch thành phố trong suốt thế kỷ XIX và XX.* Tác phẩm "MOBILIZING VILLAGES" – Làng di động. Tác giả: Kiến trúc sư Đỗ Trung Kiên (Việt Nam), sinh năm 1981, làm việc tại Công ty RSP Architects, Singapore

Tiếp tục đọc


TRANG TRẠI

KIẾN TRÚC VIỆT: Khắp các nẻo đường vùng hẻo lánh chung quanh Hà Nội, cách xa hàng chục, thậm chí trên dưới cả trăm cây số, người dân Hà Nội đã và đang bung ra mua đất làm trang trại.
Tôi đã đến thăm một số trang trại của bạn bè cách Hà Nội mấy chục cây số, người ít cũng vài sào, người nhiều cũng mấy ha đất, tiền mua đất từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng. Trang trại nào cũng quây đất, san nền, đào ao trồng sen thả cá, làm nhà, rồi thuê người trông, làm vườn, trồng cây trồng hoa. Còn chủ nhà thì đôn đáo làm việc ở nội thành, thứ bảy chủ nhật mới đánh xe lên, trang trại mới thì giao việc cho người trông coi làm tiếp cho hoàn chỉnh, đã ổn định rồi thì lên thưởng thức không khí mát lành ở vùng xa xôi có sương gió, ao hồ sông suối, núi non trùng điệp. Từ ngày Hà Nội bung ra trên ba nghìn cây số vuông thì người mua đất làm trang trại càng nhiều. Nó như cái mốt giống như hơn mười năm trước đây, mọi người đang ở nhà chung cư, rồi ai cũng ào xuống mua đất dựng nhà riêng mấy tầng. Lúc đầu tôi hơi ngạc nhiên, nhưng rồi cũng đến lượt mình.* Nhìn từ xa,nước trước núi sau hợp với phong thủy và hướng tuổi chủ nhà. …

Tiếp tục đọc


KUNGFU CỦA NGƯỜI CO XÀU

Y Phương

Co Xàu là vùng đất nghịch. Một hòn đá cũng biết lườm nguýt. Một cái cây cũng biết vươn cành ra trêu trọc. Hình dáng núi đồi ngang tàng bất khuất. Đến mây bay gió thổi cũng khác người. Đùng một cái nó đến. Đùng một cái nó đi. Xưa kia nơi đây từng xảy ra biết bao cuộc phiến loạn, gây tang thương ai oán cho dân chúng khắp hai vùng Thượng Lang và Hạ Lang.
Bọn giặc cờ vàng cờ đen từ bên kia biên giới ùn ùn tràn sang. Ngày cũng như đêm, khi nào xuất hiện là chúng thẳng tay cướp bóc, chém giết. Đất Co Xàu trở thành nỗi ám ảnh sợ hãi cho mọi người.
Ngày đó, ai có việc phải đi đường rừng một mình, ắt sẽ bị bọn người bịt mặt nhảy ra cướp của. Nếu là đàn bà con gái thì chúng lột trần ra hãm hiếp. Thỏa mãn thú tính xong, bọn xấu chém đầu, thả xác người xuống vực thuồng luồng. Đấy là một vùng nước xoáy cực mạnh, nằm bên sát chân núi có nhiều ghềnh thác. Nước sẽ cuốn xác người trôi về nơi biệt tích. * Sông Quây Sơn, Trùng Khánh, Cao Bằng. Ảnh: Đoàn Đức Thành.

Tiếp tục đọc



thaochaua

Smile! You’re at the best WordPress.com site ever

huongdailgblog

This WordPress.com site is the bee's knees

Tú_Yên's Blog

...Lâm râm...nguyện Chú Vô thường Hóa thân tro bụi cúng dường trần gian

kimthuynguyenlg

A fine WordPress.com site

hoatigon022

The greatest WordPress.com site in all the land!

khlaphnum

HANG CỌP

doanducthanhlg2014

The greatest WordPress.com site in all the land!

The Daily Post

The Art and Craft of Blogging

WordPress.com News

The latest news on WordPress.com and the WordPress community.