TRUYỀN HÌNH THỂ THAO & VĂN HÓA – Điều kỳ diệu từ những phiến đá xây Thành nhà Hồ (Phần 1)
Thứ Ba, 13/09/2011 15:12
(TT&VH/TTXVN) – Nhắc đến Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) là nhắc đến một vòng thành đá đồ sộ, một chứng tích lịch sử vừa được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa thế giới hiếm có ở Đông Nam Á. Xung quanh di sản này, từ lâu đã ẩn chứa những câu hỏi chưa lời đáp với các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước rằng: Công trình đá có tuổi hơn 600 năm này được xây dựng như thế nào? Những phiến đá có trọng lượng trung bình nặng từ 10 – 20 tấn được lấy từ đâu, vận chuyển như thế nào và có tất cả bao nhiêu con người đã chung tay, chung sức làm nên công trình có một không hai này chỉ trong vòng 3 tháng? Tất cả vẫn còn là một bí mật, và chính vì nó còn là một bí mật càng làm nhiều người muốn tìm về và khám phá bí mật Thành nhà Hồ…
http://thethaovanhoa.vn/347N20110913144519111T0/dieu-ky-dieu-tu-nhung-phien-da-xay-thanh-nha-ho.htm
Thứ Tư, 14/09/2011 15:09
– “Giải mã” bí ẩn thành nhà Hồ (Phần 2)
(TT&VH/TTXVN) – Như bản tin VHTC ngày hôm qua chúng tôi đã đưa tin, trong chuyến khảo sát núi đá An Tôn, thuộc huyện Vĩnh Yên, Vĩnh Lộc, nơi được cho là đại công trường khai thác đá cách đây hơn 600 năm để xây dựng thành nhà Hồ, nhóm PV VHTC còn được người dân địa phương nơi đây đưa đến một núi đá tên là Rú Thần, thuộc thôn Thọ Vực, xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc, cách thành nhà Hồ khoảng hơn 3km. Theo người dân địa phương, thì núi Rú Thần mới là ngọn núi mà ở đó những khối đá được thiên nhiên kiến tạo chính là những khối đá đã được tiền nhân khai thác xây dựng thành nhà Hồ với những bằng chứng còn sót lại ở chính dãy nũi này…
http://thethaovanhoa.vn/347N20110914150048809T0/giai-ma-bi-an-thanh-nha-ho-phan-2.htm
yenkhuong
Rất mong các nhà khoa học sẽ vào cuộc để làm rõ bộ mặt đích thực của thành nhà Hồ….
doanducthanh
Originally posted by yenkhuong:
Có phải Yến cùng đi với bác không đấy? Bác nghĩ là một khi UNESCO đã công nhận thành nhà Hồ là Di sản Văn hóa thế giới rồi, nếu minh chứng thêm mỏ đá xây dựng như ở núi Rú Thần nữa thì tuyệt diệu. Bác mong sớm được ghi nhận những gì mà mấy bác cháu ta đề xuất, qua đó có kế hoạch bảo tồn thành một xâu chuỗi từ khâu khai thác, vận chuyển đến xây dựng thì rất hay. Nếu không quan tâm đúng mức thì số phận Rú Thần sẽ giống như núi Nhồi, núi An Tôn…sắp tới người ta khai thác thành đá xây dựng thì rất uổng. Đến nay bác vẫn thiên về vận chuyển đường thủy. Còn những viên bi đá thấy quanh thành chắc chắn là viên đạn thời đó thôi. Nếu như các nhà khảo cổ tìm ra con đường, tên đó có những viên bi lành viên vỡ thì chịu thua.Chúc Yên Khương xinh đẹp mãi.