* Tam quan chùa Bái Đính lớn nhất Việt Nam và cặp sư tử cũng xa lạ nhất trong các chùa chiền Việt Nam. Ảnh: Đoàn Đức Thành.
CHÙA BÁI ĐÍNH MỚI: TO NHƯNG KHÔNG TINH

Bài và ảnh: Đoàn Đức Thành

Từ ngày xây chùa Bái Đính mới đến nay, lần này nữa (ngày 24-11-2010) là lần thứ tư tôi đến để chiêm ngưỡng và xem lại cảm nhận của mình có gì đổi thay sau những tháng năm từng bước hoàn thiện ngôi chùa lớn nhất đất Việt này.
Có lẽ ngoài việc thưởng thức những kỷ lục Việt Nam: Biết thế nào ngôi chùa có nhiều tượng nhất, tam quan lớn nhất, gác chuông và chuông đồng lớn nhất (chuông đồng nặng 36 tấn đồng), điện Quan Thế Âm Bồ Tát và pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát "Thiên thủ thiên nhãn" bằng đồng lớn nhất (nặng 80 tấn đồng), điện Pháp Chủ và pho tượng Phật Thích Ca Mầu Ni bằng đồng lớn nhất (nặng 100 tấn đồng), điện Tam Thế và ba pho tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất, sập thờ bằng gỗ lớn nhất, cửa võng hoành phi câu đối lớn nhất, đang xây tòa tháp Bồ Đề cao nhất. Nay mai còn gắn thêm nhiều kỷ lục nữa như: Tam quan chùa có cặp sư tử Tàu lớn nhất, diện tích khuôn viên ngôi chùa lớn nhất, khoảng cách các điện thờ cách nhau xa nhất, hành lang chùa dài nhất, chùa nhiều gian nhất, chùa nhiều cột nhất, chùa xây nhiều gỗ nhất, chùa có cột bê tông cao nhất, chùa có đường bê tông dài nhất, vv và vv… Có lẽ nhà xây dựng cho rằng Đức Thánh Nguyễn Minh Không (1066-1141) là người khổng lồ (như huyền thoại) nên đã làm ngôi chùa lớn để tương xứng với người ngài. Quả là ngôi chùa vượt xa mọi ngôi chùa ông cha ta đã dựng lên qua các thời đại. Con hơn cha đó là niềm kiêu hãnh nhất chứ sao?* Những kiến trúc sư lão thành lớp tôi (trên thất thập) trước gác chuông lớn nhất Việt Nam tại chùa Bái Đính.Ảnh: Đoàn Đức Thành.

* Điện Quan Thế âm Bồ Tát tại chùa Bái Đính lớn nhất Việt Nam.* Pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát "Thiên thủ thiên nhãn" lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Đoàn Đức Thành.* Điện Pháp Chủ tại chùa Bái Đính lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Đoàn Đức Thành.* Tượng Phật Thích Ca Mầu Ni tại chùa Bái Đính lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Đoàn Đức Thành.
Lần này đến với chùa Bái Đính lòng tôi vẫn thế, vẫn như lần đầu trông thấy ngôi chùa này, tôi không thích, bởi nó không đi vào lòng người. Có lẽ vì từ lâu tôi đã quen với những nếp chùa quê bé nhỏ có không gian vừa vặn với tỷ lệ con người, nên mỗi lần đến với ngôi chùa của người xưa để lại tôi thấy không gian từ trong ra ngoài, từ cái cây ngọn cỏ, từ ngọn nến đến chân nhang sao mà linh thiêng, ấm cúng, gần gũi với lòng tôi đến thế. Tôi nhận ra rằng để đạt được điều này là do mọi vật thờ tỷ lệ hòa hợp với con người. Tấm lòng thành kính khi nén nhang thắp lên có một chút ánh sáng le lói, một chút hơi ấm, một chút hương thơm như được giao lưu với tượng Phật, với đồ thờ theo tỷ lệ gần gũi, hòa hợp với con người. * Không gian chùa Bái Đính quá lớn, gây choáng ngợp mà không tạo được ấm cúng như ngôi chùa truyền thống. Ảnh: Đoàn Đức Thành.* Không gian chùa Bái Đính quá lớn, gây choáng ngợp mà không tạo được ấm cúng như ngôi chùa truyền thống. Ảnh: Đoàn Đức Thành.* Không gian chùa Bái Đính quá lớn, gây choáng ngợp mà không tạo được ấm cúng như ngôi chùa truyền thống. Ảnh: Đoàn Đức Thành.
Tôi khâm phục ông cha ta xưa đã khéo tạo dựng ngôi chùa Bái Đính cổ cách đó không xa, hay nếp chùa Tây Phương ấm cúng và gần gũi. Cấu trúc ngôi chùa từ bộ khung gỗ đến chi tiết điêu khắc trên bộ vì đều đi vào lòng người. Mỗi pho tượng như có hồn, có thần sắc sâu lắng, từ làn da, thớ vải như đầy sức truyền cảm, có hơi thở tỏa ra sự sống của con người Việt Nam.
Ngược lại, ở chùa Bái Đính mới, tất cả tỷ lệ đều quá khổ mang tính lấn át ngôi chùa Bái Đính cổ ở phía sau. Từ việc đặt tên đến quy hoạch, quy cách xây dựng đều không coi vốn cổ, cái có trước ra gì. Quả là người đời nay xây dựng không biết tôn trọng quá khứ, tôn trọng người xưa.
Kiến trúc chùa Bái Đính mới đã tạo nên sự choáng ngợp, xa lạ với tình cảm con người. Đến đây tôi thấy chuyếnh choáng, con người bỗng dưng bị nhỏ nhoi, đi lại diệu vợi, mệt mỏi, khó tĩnh tâm để về với cõi tâm linh.
Ngay khi bước vào tam quan đã thấy sự trớ trêu: Một cặp sư tử to lớn như hù dọa các con nhang đệ tử khi đến với chùa, tôi chưa thấy ngôi chùa cổ Việt Nam nào có cặp sư tử đặt trước tam quan như ở chùa Bái Đính mới.
Ông cha ta từ xưa đến nay kiêng không làm tam quan ba tầng, chỉ làm tam quan chùa cao một hai tầng mái, ở chùa này làm chẳng giống đâu, cao đến ba tầng! Hình thức chẳng khác mấy tòa Hiển Lâm Các trong Đại Nội (Huế), một sự vay mượn khập khiễng giữa kiến trúc cung điện và kiến trúc chùa chiền.
Thực chất, với kiến trúc quá khổ, mất tỷ lệ như chùa Bái Đính mới thì chỉ đáp ứng yêu cầu về du lịch, tham quan có tính chất khám phá. Còn Phật tử về với cõi Phật, cõi tâm linh nên để đến với Bái Đính cổ, có đường dành riêng, chứ không phải ở phía sau chùa Bái Đính mới như hiện nay.
Tượng La Hán có đến 500 pho, tôi không đi xem hết được, chỉ lướt qua vài ba chục pho đã thấy nhiều pho đúc bằng đá khuyết tật, chất lượng không đạt yêu cầu thẩm mỹ, thậm chí phản cảm. Nhiều pho na ná cùng một khuôn mặt, không lột tả được tinh thần, tình cảm và tính cách của từng vị. Do chưa chú ý đến bảo vệ nên để con người bôi bẩn lên nhiều pho tượng, gây nên phản cảm./.* Những pho tượng có khuôn mặt na ná nhau. Ảnh: Đoàn Đức Thành.* Những khuyết tậu của đá làm cho khuôn mặt tượng bị biến dạng. Ảnh: Đoàn Đức Thành.* Những khuyết tậu của đá làm cho khuôn mặt tượng bị biến dạng. Ảnh: Đoàn Đức Thành.* Nhiều bức tượng bị bôi bẩn. Ảnh: Đoàn Đức Thành.
——————————————-
http://kienviet.net/bai-viet/chi-tiet/chua-bai-dinh-moi-to-nhung-khong-tinh
http://www.quanamtuvien.info/upload1/modules.php?name=News&op=viewst&sid=3742
http://phatgiaovnn.com/upload1/modules.php?name=News&op=viewst&sid=3742